-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hotline
0985667668Việc kiểm định vận thăng và kiểm định cần trục tháp tại các công trường xây dựng, công trình cao tầng được thực hiện trong các trường hợp sau: Kiểm định sau khi lắp đặt, kiểm định do thay đổi vị trí của thiết bị (kể cả vị trí lắp đặt mới trong cùng công trình và thiết bị chưa hết hạn kiểm định), kiểm định định kỳ hoặc kiểm định bất thường( Sau khi cải tạo sửa chữa, cơ quan chức năng yêu cầu hoặc do một số nguyên nhân nào đó mà người sử dụng thấy có nguy cơ mất an toàn ...)
Quy trình kiểm định cần trục tháp: QTKĐ: 20-2014/BLĐTBXH
Quy trình kiểm định vận thăng lồng( vận thăng chở người): QTKĐ: 23- 2014/BLĐTBXH
Quy trình kiểm định vận thăng chở hàng:(Sắp ban hành)
TIÊU CHUẨN, QUY ĐỊNH, QUY CHUẨN ÁP DỤNG
- TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;
- TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ- Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng;
- TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn chung;
- TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện;
- TCVN 9358 : 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung;
- TCXDVN 9385:2012: Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
- TCVN 5179:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn;
- TCXD VN 296:2004, Giàn giáo - Các yêu cầu về an toàn;
- QCVN 7: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng;
- USAS A10.5-1969, Safety Requirements for Material Hoists;
- GB/T 10054-2005, Builder’s hoist - Thang máy xây dựng.
VÀ
- TCVN 5208-3:2008. Cần trục, yêu cầu đối với cơ cấu công tác. Phần 3-Cần trục tháp;
- TCVN 8590-3:2010. Cần trục-phân loại theo chế độ làm việc. Phần 3-Cần trục tháp;
- TCVN 4755 : 1989: Cần trục - Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thuỷ lực;
- TCVN 7549-3: 2007: Cần trục - Sử dụng an toàn Cần trục tháp;
CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH CẦN CẨU THÁP, VẬN THĂNG LỒNG
Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thiết bị
+ Bản vẽ thiết kế chế tạo; bản vẽ lắp đặt
+ Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng sửa chữa.
+ Hồ sơ nghiệm thu lắp đặt: Phần móng, phần thân
(VIETSAF cung cấp dịch vụ lập hồ sơ lý lịch)
Kiểm tra bên ngoài: Kiểm tra các thiết bị, cơ cấu, kết cấu thép, móng và khoảng cách an toàn với công trình xung quanh… so sánh với tiêu chuẩn và hướng dẫn của nhà chế tạo
4.3. Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải
Vận hành thiết bị với tất cả các cơ cấu khi không mang tải.
Thử tải: Tải trọng dùng để thử có thể là thép tấm, phôi thép, thép cuộn, cục bê tông …
+ Thử tải tĩnh: Q thử = 125% Q định mức
+ Thử động: Q thử = 110% Q định mức
- Đối với cần trục tháp thì thử tải ở vị trí bán kính làm việc nhỏ nhất và lớn nhất
- Đối với vận thăng thì chất tải trong cabin và phải thử thêm phanh chống rơi(Để đảm bảo an toàn thì nhà sản xuất khuyến cáo cứ 3 hoặc 6 tháng thử phanh chống sơi một lần)
Giá kiểm định vận thăng, cẩu tháp
- Phí kiểm định được quy định tại thông tư số 73/2014/TT-BTC ngày 30 tháng 5 năm 2014.
- Tùy thuộc vào số lượng, vị trí lắp đặt thiết bị hai bên có thể thống nhất một mức giá hợp lý nhất.
Thời hạn kiểm định cần trục tháp, vận thăng hàng
01 năm
Thời gian cấp phiếu chứng nhận kiểm định
Chậm nhất 03 là ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất công việc kiểm định tại hiện trường VIETSAF sẽ cung cấp kết quả kiểm định cho khách hàng.
Miễn phí giao hàng toàn quốc
Tiếp tục mua hàng