Tin tức

Kiểm định cầu trục

Kiểm định cầu trục, cổng trục, pa lăng điện (thiết bị nâng kiểu cầu). Quy trình kiểm định cầu trục QTKĐ: 01- 2014/BLĐTBXH  ban hành theo thông tư số 07/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 3 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

 

Kiểm định cầu trục một dầm và hai dầm. Thường thì cầu trục được đặt trong nhà xưởng

 

PHẠM VI ÁP DỤNG

- Kiểm định lần đầu: Sau lắp đặt trước khi đưa thiết bị vào sử dụng.

- Kiểm định định kỳ: Sau khi đã hết thời hạn kiểm định lần trước.

- Kiểm định bất thường: Sau khi cải tạo sửa chữa hay cơ quan chức năng yêu cầu hoặc do một số nguyên nhân nào đó mà người sử dụng thấy có nguy cơ mất an toàn ....

 

TIÊU CHUẨN, QUY ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH CẦU TRỤC

- TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;

- TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng;

- TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn chung;

- TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện;

- TCVN 5179:90, Máy nâng hạ - Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn;

- TCVN 9358 : 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung;

- TCXDVN 9385:2012 Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;

- QCVN 7: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.

 

Kiểm định cổng trục, bán cổng trục. Hầu hết thiết bị này được đặt bên ngoài nhà xưởng

 

CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH CẦU TRỤC, CỔNG TRỤC, PHA LĂNG

Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thiết bị: Theo QCVN 7:2012/BLĐTBXH

+ Bản vẽ thiết kế chế tạo;

+ Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng sửa chữa.

+ Hồ sơ xuất xưởng: Các chứng chỉ thép, kim loại, mối hàn …

+ Hồ sơ nghiệm thu lắp đặt

(VIETSAF cung cấp dịch vụ lập hồ sơ lý lịch)

 

Kiểm định palang tay, pa lăng điện, mô nô ray ...

 

Kiểm tra bên ngoài: Kiểm tra các thiết bị, cơ cấu, kết cấu thép… so sánh với tiêu chuẩn và hướng dẫn của nhà chế tạo

Kiểm tra kỹ thuật- Thử không tải: Vận hành thiết bị với tất cả các cơ cấu khi không mang tải.

Thử tải: Tải trọng dùng để thử có thể là thép tấm, phôi thép, thép cuộn, cục bê tông …

+ Thử tải tĩnh: Q thử = 125% Q định mức - Tại giữa dầm và vị trí công xôn

+ Thử động: Q thử = 110% Q định mức – Tại tất cả các vị trí

+ Áp dụng quy trình QTKĐ: 01- 2014/BLĐTBXH kiểm định viên của VIETSAF sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về kết quả kiểm định cầu trục, cổng trục trên.

 

Thử tải trong quá trình kiểm định cầu trục để xác định khả năng nâng hạ của thiế bị, kết cấu thép ...

 

Kiểm tra biến dạng dư, độ võng của dầm bằng máy đo khoảng, hoặc kinh vĩ ...

 

GIÁ KIỂM ĐỊNH CẦU TRỤC

- Phí kiểm định được quy định tại thông tư số 73/2014/TT-BTC ngày 30 tháng 5 năm 2014.

Tải trọng nâng

Đơn giá

Tải trọng dưới 3,0 tấn

700.000

Tải trọng từ 3,0 tấn đến 7,5 tấn

1.200.000

Tải trọng từ trên 7,5 tấn đến 15 tấn

2.200.000

Tải trọng từ trên 15 tấn đến 30 tấn

3.000.000

Tải trọng từ trên 30 tấn đến 75 tấn

4.000.000

Tải trọng từ trên 75 tấn đến 100 tấn

5.000.000

 

- Tùy thuộc vào số lượng, vị trí lắp đặt thiết bị hai bên có thể thống nhất một mức giá hợp lý nhất.

THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH CẦU TRỤC

Từ 1 - 2 năm cho từng thiết bị và điều kiện làm việc.

THỜI GIAN CẤP PHIẾU CHỨNG NHẬN

Chậm nhất 03 là ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất công việc kiểm định tại hiện trường VIETSAF sẽ cung cấp kết quả kiểm định cho khách hàng.

Messenger kiemdinhantoan.net.vn 0985667668