Tin tức

Kiểm định bình khí nén

Kiểm định bình khí nén tức là trường hợp đặc biệt khi bình chịu áp lực có môi chất là không khí nén. Quy trình kiểm định bình khí nén : 09 - 2014/BLĐTBXH được ban hành kèm theo Thông tư số  07/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 3 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

 

Kiểm định bình khí nén bao gồm: Hệ thống các bình chứa khí nén ghép nối tiếp hoặc bình riêng lẻ tùy theo nhu cầu sử dụng khí nén

 

1. CÁC TÀI TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN ÁP DỤNG

- QCVN 01:2008 – BLĐTBXH  - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;

- TCVN 8366:2010 - Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo;

- TCVN 6155:1996 - Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa;

- TCVN 6156:1966 - Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử;

- TCVN 6008:2010 - Thiết bị áp lực - Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.           

2. QUY TRÌNH NÀY ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG TRONG TRƯỜNG HỢP

2.1. Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu: sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.

2.2. Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ: Sau khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.

2.3. Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:

Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của bình; Khi sử dụng lại các bình đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên; Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt (đối với bình cố định); Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.

3. CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH

Kiểm định an toàn bình khí nén, bình chịu áp lực bao gồm các bước:

- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch bình chịu áp lực;

- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong;

- Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm;

- Kiểm tra vận hành;

- Xử lý kết quả kiểm định.

Liên hệ với VIETSAF nếu quý vị có nhu cầu lập hồ sơ lý lịch cho thiết bị

 

3. TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH

Khi tiến hành kiểm định phải thực hiện theo trình tự sau:

3.1. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài:

Kiểm tra mặt bằng đặt thiết bị, hệ thống nối đất an toàn điện, các thiết bị đo lường, kiểm tra chiều dày thành bình ...

3.2. Kiểm tra kỹ thuật bên trong:

Kiểm tra tình trạng bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực của bình bên trong bằng trực quan hoặc thông qua thiết bị kiểm tra đặc chủng

 

Kiểm tra và nhắc nhở người sử dụng cần định kỳ xả nước ngưng tại van xả đáy để bình làm việc có hiệu quả và tránh hiện tượng ăn mòn thành bình

 

3.3. Thử nghiệm

3.3.1. Thử bền.

Môi chất thử là chất lỏng (nước, chất lỏng không ăn mòn, độc hại), chất khí ( khí trơ, không khí). Nhiệt độ môi chất thử dưới 50oC và không thấp hơn nhiệt độ môi trường xung quanh quá 5oC. Áp suất thử, thời gian duy trì áp suất thử được quy định tại điều 8.3.4.2 của QTKĐ: 09 - 2014/BLĐTBXH.

3.3.2. Thử kín:

Chỉ áp dụng khi công nghệ đòi hỏi, các bình làm việc với các môi chất độc hại, dễ cháy nổ hoặc theo yêu cầu của nhà chế tạo áp suất thử tại điều 8.3.5.1 của QTKĐ: 09 - 2014/BLĐTBXH.

8.4. Kiểm tra vận hành.

Kiểm tra vận hành theo điều kiện làm việc của thiết bị, kiểm tra van an toàn, thiết bị chỉ báo …

5. Xử lý kết quả kiểm định: Đối chiếu quy trình kiểm định thiết bị áp lực cụ thể, kiểm định viên cuả VIETSAF sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về kết quả kiểm tra, kiểm định trên.

 

Kiểm định, căn chỉnh theo áp suất làm việc và kẹp chì van an toàn trong mỗi lần kiểm định

 

Giá kiểm định bình khí nén

- Phí kiểm định được quy định tại thông tư số 73/2014/TT-BTC ngày 30 tháng 5 năm 2014.

- VIETSAF và đơn vị yêu cầu và có thể thống nhất một mức giá kiểm định phù hợp nhất.

Thời hạn kiểm định

Từ 1 - 3 năm tùy thuộc vào chất lượng, thời gian và điều kiện làm việc của bình

Thời gian cấp phiếu kết quả kiểm định bình chịu áp lực

Chậm nhất 03 là ngày kể từ ngày hoàn tất công việc kiểm định tại hiện trường, VIETSAF sẽ cung cấp chứng nhận kiểm định cho khách hàng. Trong trường hợp đặc biệt khi khách hàng yêu cầu thì thời gian cấp phiếu kết quả sẽ được rút ngắn.

Messenger kiemdinhantoan.net.vn 0985667668