-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hotline
0985667668Trong các kỹ thuật hàn, thường hay gặp các khuyết tật dưới dạng vết nứt, vết phồng, vết rỗ tổ ong, vết lẹo và các dạng khuyết tật khác. Tùy theo vị trí của chúng trên tiết diện của mối hàn, người ta phân biệt các khuyết tật bên trong và các khuyết tật bên ngoài. Các khuyết tất bên ngoài thường đánh giá bằng mắt.
Các khuyết tật bên trong chỉ có thể phát hiện được bằng các phương pháp vật lý như: kiểm tra bằng từ tính, siêu âm, chụp ảnh phóng xạ…, trong các phương pháp trên thì chụp ảnh bức xạ ( Radiography) là phương pháp hữu hiệu nhất hiện nay.
Kiểm tra mối hàn, vật thể rèn, đúc bằng phương pháp: Chụp x-ray, Siêu âm mối hàn, Thẩm thấu ...
Kiểm tra không phá huỷ NDT (Non-Destructive Testing) bao gồm các phương pháp dùng để kiểm tra mối hàn, đánh giá các sản phẩm, công trình mà không làm ảnh hưởng đến khả năng sử dụng của chúng. Sau khi kiểm tra không phá huỷ, đối tượng kiểm tra không bị thay đổi về hình dạng, kích thước, các tính chất cơ- lí -hoá và vẫn có thể sử dụng theo các mục đích thiết kế ban đầu.
Đối với lĩnh vực thử nghiệm phá huỷ, sau khi thử nghiệm, mẫu bị phá huỷ và không còn được sử dụng theo các mục đích thiết kế ban đầu nữa.
Các phương pháp kiểm tra mối hàn mà không phá hủy mối hàn có 05 phương pháp cơ bản
1. Kiểm tra mối hàn bằng phương pháp siêu âm (Ultrasonic test - UT)
Kiểm tra bằng siêu âm là một trong những phương pháp kiểm tra không phá hủy rất phổ biến trong công nghiệp, đặc biệt là siêu âm mối hàn. Sóng siêu âm có tần số cao được truyền vào vật liệu cần kiểm tra thông qua đầu phát sóng và thu nhận các xung phản hồi.
Hầu hết các phương pháp siêu âm được thực hiện ở vùng có tần số 0.1 đến 20MHz và dải bước sóng từ 1 đến 10mm. Vận tốc sóng siêu âm phụ thuộc vào vật liệu và thường nằm trong khoảng 1000-6000m/s.
Với việc xác định được cường độ sóng siêu âm phản xạ lại (xung phản hồi) hoặc truyền qua (xung truyền qua) cùng với thời gian truyền sóng, do đó kỹ thuật viên siêu âm có thể đánh giá được các khuyết tật thông qua việc kiểm tra mối hàn hoặc vật thể kiểm tra.
2. Kiểm tra mối hàn bằng phương pháp thẩm thấu chất lỏng (PT):
Để phát hiện các vết nứt trên bề mặt kim loại, mối hàn sau khi gia công, đặc biệt là các vật liệu không nhiễm từ như thép không rỉ. người ta phun một chất lỏng có khả năng thẩm thấu cao và có màu sắc dễ phân biệt (thường là màu đỏ) lên bề mặt vật cần kiểm tra. Nếu trên bề mặt có các vết nứt dù là rất nhỏ, chất thẩm thấu sẽ ngấm vào và đọng lại ở các khe nứt sau đó tiếp tục phun lên bề mặt kiểm tra một chất khác gọi là “chất hiện màu” làm cho phần chất thẩm thấu đã ngấm vào các vết nứt nổi rõ lên và ta nhận biết được các vết nứt rất nhỏ mà mắt thường không phát hiện được. Tuy nhiên, để có thể kiểm tra mối hàn bằng phương pháp thẩm thấu thì bề mặt vật kiểm tra phải rất sạch và khô vì vậy nó không thích hợp với các bề mặt bị bám bẩn và có độ nhám cao.
3. Kiểm tra mối hàn bằng phương pháp từ tính (Magnetic particle test - MT ):
Được dùng để kiểm tra những khuyết tật hở ra trên bề mặt và ngay sát dưới bề mặt của các vật liệu dễ nhiễm từ.
4. Phương pháp kiểm tra bằng chụp ảnh bứa xạ (Radiographic test – RT):
Được dùng để xác định khuyết tật bên trong của nhiều loại vật liệu và có cấu hình khác nhau. Một phim chụp ảnh bức xạ thích hợp được đặt phía sau vật kiểm tra và được chiếu bởi một chum tia X hoặc tia gamma.
5. Kiểm tra bằng dòng điện xoáy (Eddy Current Testing – ET): Cường độ chùm tia X hoặc tia gamma khi đi qua vật thể bị thay đổi tùy theo cấu trúc bên trong của vật thể và như vậy sau khi rửa phim đã chụp sẽ hiện ảnh bóng của vật kiểm tra. Sau đó, phim được giải đoán để có những thông tin về khuyết tật bên trong vật kiểm tra. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi cho tất cả các loại sản phẩm như vật rèn, đúc, hàn … cho kết quả chính xác, hình ảnh trực quan.
Là kỹ thuật kiểm tra không tiếp xúc dùng để kiểm tra các sản phẩm kim loại. Trong phương pháp này, đầu dò dưới tác động của dòng điện xoay chiều sẽ sản sinh ra dòng điện xoáy trong vật mẫu trong quá trình kiểm tra.
Miễn phí giao hàng toàn quốc
Tiếp tục mua hàng